Phòng ăn vốn là nơi tụ họp, sum vầy của cả gia đình do vậy mà trường khí của phòng ăn phải đảm bảo ổn định và trung hòa đối với tất cả thành viên. Không phải ngẫu nhiên mà gia chủ phải đau đầu suy nghĩ cho việc bố trí phòng ăn như thế nào cho phù hợp.
Phòng ăn vốn là nơi tụ họp, sum vầy của cả gia đình do vậy mà trường khí của phòng ăn phải đảm bảo ổn định và trung hòa đối với tất cả thành viên. Không phải ngẫu nhiên mà gia chủ phải đau đầu suy nghĩ cho việc bố trí phòng ăn như thế nào cho phù hợp.
Nếu không gian hẹp, gia chủ muốn bố trí phòng ăn trong phòng khách không nên tạo vách ngăn kín giữa hai phòng này, thay vào đó là tạo sự liên thông phân chia hững hờ bằng 1 giá gỗ trang trí nhẹ nhàng, một nhịp cốt sàn hay kệ sách lấp ló những kẻ hở để tạo ra sự thông thoáng và phát huy tối đa công năng sử dụng của cả hai.
Phòng ăn với người xứ lạnh thường chung với bếp, gần lò sưởi nhưng ở các nước nhiệt đới, điều đó xem chừng chưa hợp lý. Nếu diện tích hẹp, gia chủ buộc phải bố trí chung giữa phòng ăn và nhà bếp thì bàn ăn nên cách bếp bằng một kệ bar cho thoáng và tránh cảm giác ngấy thức ăn. Không nên đặt phòng ăn ở dưới cầu thang, cạnh phòng vệ sinh, tắm giặt hay những nơi gió lùa sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.
Theo thuyết ngũ hành âm dương thì không nên phối nhiều màu đỏ trên bàn ăn hay phòng ăn vì hoả vượng sẽ gây nóng nực. Tránh những góc tường nhọn, vì đây là góc gió quẩn và khí âm tụ lại gây hại cho trẻ em và người già yếu. Bàn ăn nên chọn loại bàn tròn (kim) hoặc vuông (thổ) để tạo cảm giác ấm cúng, sum vầy. Hạn chế hành kim trên bàn ăn vì kim khắc mộc bằng cách không bài trí tivi, tủ lạnh hay những vật dụng giải trí sẽ khiến trẻ mất tập trung dễ gây đau dạ dày.